Sử dụng trong Thế chiến II Hỏa lực chặn

Pháo kích càn quét vẫn được sử dụng trong Thế chiến II nhưng không còn là kế hoạch pháo binh chủ đạo. Trong trường hợp không còn các cuộc tấn công bộ binh khổng lồ như trong Thế chiến thứ nhất, bắn càn quét chỉ ở quy mô nhỏ hơn. Chẳng hạn, để mở màn Trận El Alamein lần thứ hai, các nhà hoạch định của Trung tướng Anh Bernard Montgomery đã cân nhắc đến một cuộc pháo kích càn quét vào các hướng mục tiêu đã biết hoặc bị nghi ngờ nhưng lại bị từ chối quyết liệt. Dọc theo mặt trận rộng 12.000 thước Anh, 456 khẩu súng được coi là không đủ cho một cuộc tấn công pháo kích nâng dần thực sự (tại Neuve Chapelle, cứ bốn thước Anh ở chiến tuyến lại có một khẩu súng).[16] Nhưng pháo kích nâng dần và pháo kích nâng dần kiểu "tuyến" đã được sử dụng trong một số sư đoàn và trong các giai đoạn sau của trận chiến Alamein. Đối với Chiến dịch Supercharge vào ngày 1 đến ngày 2 tháng 11 năm 1942, cuộc tấn công vào khu vực Sư đoàn 2 New Zealand được bắt đầu bằng một loạt bắn càn quét của 192 khẩu pháo dọc theo mặt trận rộng 4.000 thước Anh đã bắn phá trên ba tuyến. Cứ khoảng 20 thước chiến tuyến lại có một khẩu súng 25 pounder, cộng với hai trung đoàn súng hạng trung làm dày thêm trận địa.[32]

Súng 4,5 inch của Anh hoạt động gần Tilly-sur-Seulles trong Trận Normandy, 1944.

Trong chiến sự ở Tunisia, có nhiều súng và quân phòng thủ hơn tập trung ở Sa mạc phía Tây. Kế hoạch pháo binh cho cuộc tấn công của Anh tại Wadi Akarit vào tháng 4 năm 1943 có sự tham gia của 8 đợt pháo kích trong 3 giai đoạn trước khi Sư đoàn bộ binh số 50 (Northumbrian) và 51 (Highland) tiến lên. Chúng bao gồm một đợt pháo kích đứng yên để đánh dấu vạch xuất phát mà quân thù không thấy và cho phép bộ binh bố trí đúng hướng; một đợt bắn càn quét chuyển dời phía bên trái trong quá trình bắn phá tiến lên dần; và nối tiếp là một cuộc pháo kích nâng dần kiểu "tuyến". Tuy nhiên, các cuộc tấn công hiếm khi chỉ dựa vào sự hỗ trợ của pháo binh: tại Wadi Akarit dù đã bố trí trước các mục tiêu có khả năng sẽ bắn, cuối cùng đã bị các quan sát viên pháo binh hủy bỏ trong quá trình tấn công.[33]

Tuy nhiên, chiến thuật này vẫn được sử dụng trong Chiến dịch Ý. Trong cuộc tấn công vào Phòng tuyến Hitler trong Trận Monte Cassino ngày 23 tháng 5 năm 1944, 810 khẩu pháo đã được tập hợp cho cuộc tấn công của Quân đoàn I Canada. Ba trăm khẩu trong số chúng đã bắn vào tuyến đầu tiên rộng 3.200 thước Anh trong ba phút trước khi bộ binh di chuyển và nâng lên với tốc độ 100 thước Anh trong năm phút tiếp theo. Mục tiêu đầu tiên phải dừng lại trong một giờ, sau đó nâng với tốc độ 100 thước Anh/ba phút đến các mục tiêu xa hơn, nhưng khoảng thời gian ngưng đó đã bị gián đoạn bởi sự kháng cự của hỏa lực từ pháo phòng thủ đối phương. Cuộc hành quân sau đó bị chỉ trích vì tập trung vào một mặt trận quá hẹp, bị hạn chế bởi nhu cầu có đủ súng để tạo ra một cuộc tấn công dày đặc.[34]

Trong cuộc tấn công vượt sông Senio của cuộc tấn công cuối cùng ở Ý vào năm 1945, pháo kích càn quét đã được sử dụng để gây nhầm lẫn cho kẻ thù, hoặc đánh lừa họ về tuyến tấn công hoặc kéo họ ra khỏi nơi trú ẩn khi đợt bắn đi qua và họ mong đợi một cuộc tấn công của bộ binh, điều này chỉ để diệt họ trong đợt pháo kích mới hoặc bằng tấn công không quân. Tại Monte Sole, pháo binh Hoa Kỳ có lẽ đã bắn một loạt đạn càn quét lớn nhất trong cuộc chiến, so với bất kỳ chiến dịch nào quân Mỹ tham gia, 75.000 quả đạn pháo trong nửa giờ để dọn dẹp cho bước tiến của quân Nam Phi đồng minh.[35][36]

Trong Trận Normandy, một đợt pháo nâng dần kiểu "tuyến" dữ dội đã bắn ra từ 344 khẩu súng trước các cuộc tấn công mở màn của Sư đoàn bộ binh 15 (Scotland) trong Chiến dịch Epsom vào ngày 26 tháng 6 năm 1944.[37]

Để mở màn cho Chiến dịch Veritable, cuộc tấn công đến sông Rhine, hỏa lực của 1.050 khẩu pháo dã chiến và súng hạng nặng được bổ sung bằng 850 đơn vị súng các loại khác (pepper-pot): vũ khí khác gồm súng cối, súng máy, xe tăng, súng chống tăng, súng phòng không và tên lửa. Cuộc bắn càn quét thực sự của Quân đoàn XXX của Anh bắt đầu lúc 09 giờ 20, dồn dập trong một giờ liên tục, 500 khẩu súng bắn vào một tuyến sâu 500 thước Anh. Đạn bao gồm đạn khói để hỗ trợ bộ binh đang tập trung phía sau tuyến bắn. Từ 10 giờ 30, bắn càn quét bằng đạn nổ cao và bắt đầu bắn nhiễu di chuyển dần về phía trước. Một đợt bắn nâng dần 300 thước Anh được thực hiện cứ sau 12 phút, pháo binh báo hiệu cho bộ binh bằng đạn pháo khói màu vàng, và việc tuyến bắn tạm dừng trong 30 phút tại mỗi tuyến phòng thủ. Có 2.500 quả đạn được bắn đi phủ lên mỗi km² mỗi giờ cho đến khi đợt bắn càn quét dừng lại lúc 16 giờ 30.[38]

Pháo kích càn quét vẫn còn trong học thuyết của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, nơi mà pháo kích càn quét kiểu "tuyến" từ pháo phản lực bắn nhanh là tiêu chuẩn đi kèm cho một cuộc tấn công bộ binh. Pháo binh Liên Xô có rất nhiều súng. Khoảng 7.000 khẩu súng và súng cối đã được trang bị hàng loạt cho cuộc phản công tại trận chiến Stalingrad, và các cuộc bắn phá quy mô lớn vẫn là tiêu chuẩn trong phần còn lại của cuộc chiến.[39] Trong các cuộc tiến công của Liên Xô trong giai đoạn 1944–45, chiến thuật này được sử dụng rộng rãi trên khắp Mặt trận phía Đông như Cuộc tấn công Vyborg – Petrozavodsk, Trận chiến ở Seelow Heights và Trận Berlin.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hỏa lực chặn https://web.archive.org/web/20080214184222/http://... http://www.vietvet.org/arty.htm http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#BA... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm#FI... http://nigelef.tripod.com/index.htm http://uk.reuters.com/article/topNews/idUKWRI92044... http://members.tripod.com/~nigelef/fireplan.htm https://web.archive.org/web/20071215174029/http://... http://www.nzetc.org/tm/scholarly/tei-WH2Arti-c12-... https://timesmachine.nytimes.com/timesmachine/1918...